Chống chọi ảnh hưởng Covid-19: Hàng loạt doanh nghiệp gia tăng nắm giữ lượng tiền lên tới cả chục nghìn tỷ đồng

Chống chọi ảnh hưởng Covid-19: Hàng loạt doanh nghiệp gia tăng nắm giữ lượng tiền lên tới cả chục nghìn tỷ đồng

tháng 8 14, 2020
Tính đến 30/6, có 13 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi trị giá trên 10.000 tỷ đồng.

Nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều ít nhiều nắm giữ một lượng tiền mặt nhất định (gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn). Việc nắm giữ bao nhiêu tiền mặt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc thù ngành nghề kinh doanh, nhu cầu đầu tư….

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn kéo dài, những công ty đang sở hữu lượng tiền mặt dồi dào và đòn bẩy tài chính thấp sẽ có khả năng chống chịu với thách thức và hồi phục tốt hơn so với các doanh nghiệp khác.

Thực tế là đa số các doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán đã gia tăng đáng kể lượng tiền mặt của mình. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, tính đến 30/6/2020, có trên 50 doanh nghiệp trên sàn nắm giữ lượng tiền mặt trị giá trên 1.000 tỷ đồng. Số liệu tiền mặt ở đây bao gồm cả tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm (được phân loại là đầu tư tài chính ngắn hạn). Thống kê này không tính đến các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và công ty chứng khoán.


Có tới 13 doanh nghiệp trong số này nắm giữ lượng tiền lên đến hơn 10.000 tỷ đồng. Đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế từ hàng không, năng lượng, hàng tiêu dùng, bất động sản đến sắt thép hay ô tô như ACV, PV GAS, Vingroup, Vinamilk, Petrolimex, Sabeco, FPT, VEAM, Tập đoàn Cao su…


Có 3 cái tên mới gia nhập CLB 10.000 tỷ tiền mặt là VinHomes (12.364 tỷ), Hòa Phát (12.148 tỷ) và Thế giới Di động (10.878 tỷ) với lượng tiền tăng từ 4.000-6.000 tỷ so với cuối năm 2019.

Lượng tiền mặt của Thế giới Di động tăng mạnh do doanh nghiệp này tập trung giải phóng hàng tồn kho còn với Hòa Phát có thể là sự chuẩn bị cho đầu tư giai đoạn 2 của khu liên hợp Dung Quất.

Tiền mặt của VinHomes tăng thêm 4.800 tỷ đồng, đóng góp chính vào mức tăng thêm 7.750 tỷ đồng của hệ thống Vingroup. Tại thời điểm cuối tháng 6, lượng tiền của Vingroup và các công ty con đạt 27.800 tỷ đồng – đứng thứ 3 thị trường sau ACV (33.800 tỷ) và PV GAS (33.600 tỷ).

Bộ đôi ngành hàng tiêu dùng Vinamilk và Sabeco nắm giữ lần lượt là 18.500 tỷ và 16.000 tỷ đồng.

Do tính chất trọng yếu của ngành dầu khí, nhiều công ty thành viên khác của Tập đoàn Dầu khí PVN cũng đều nắm giữ lượng tiền mặt rất lớn như PV GAS với 33.600 tỷ; PTSC (PVS): 8.600 tỷ; BSR 8.400 tỷ; PV Oil 7.700 tỷ; PV Power 6.900 tỷ; Đạm Phú Mỹ 4.400 tỷ ... Doanh nghiệp lớn nhất ngành xăng dầu Petrolimex cũng có trong tay gần 17.200 tỷ đồng.

Dù số đông gia tăng lượng tiền mặt thì ở chiều ngược lại, cũng có những cái tên suy giảm tiền mặt lớn, đặc biệt là 2 hãng hàng không Vietnam Airlines (giảm 2.265 tỷ) và Vietjet (giảm gần 3.700 tỷ). Tình hình thanh khoản của Vietnam Airlines đang khá cấp bách và doanh nghiệp này đang gấp rút lên kế hoạch huy động thêm vốn chủ cũng như vốn vay. Vietjet cũng lên kế hoạch bán cổ phiếu quỹ để bổ sung nguồn vốn.https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

Những cái tên hao hụt tiền trên 1.000 tỷ đồng khác có thể kể đến VEAM (giảm 2.200 tỷ), PVS (-1.100 tỷ), EVN Genco 3 (-1.900 tỷ) và Masan Group (-2.200 tỷ). Cuối tháng 6, Masan Group đã chi ra 20.000 tỷ đồng tiền mặt để mua thêm 12,6% lợi ích tại The CrownX, pháp nhân mới thành lập để sở hữu hệ thống Masan Consumer Holdings và Vincommerce.


Các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền trên 5.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2020
Giá USD ngày 14.8.2020: Trượt giảm sâu nhiều nhà đầu tư ngã ngựa

Giá USD ngày 14.8.2020: Trượt giảm sâu nhiều nhà đầu tư ngã ngựa

tháng 8 13, 2020
Giá USD ngày 14.8 tiếp tục giảm sâu, đồng bạc xanh giảm về mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
 
USD tự do giảm sâu

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ngày 14.8 giảm 3 đồng/USD, xuống còn 23.212 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại vẫn giữ giá USD ở mức thấp, như Vietcombank giảm giá mua còn 23.060 đồng/USD, bán ra 23.270 đồng/USD. Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch xoay quanh mức 23.175 đồng - đây là mức giá Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, lãi suất USD giảm nhẹ 0,01 - 0,02%/năm ở các kỳ hạn, cụ thể đối với kỳ hạn qua đêm còn 0,19%/năm, 1 tuần 0,27%/năm, 2 tuần 0,35%/năm, 1 tháng 0,53%/năm. Riêng đồng bạc xanh trên thị trường tự do tiếp tục giảm thêm 20 đồng/USD, giá mua vào còn 23.125 đồng/USD, bán ra 23.175 đồng/USD. Giá mua USD tự do đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là nguồn cung USD trên thị trường khá dồi dào, chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu đến 6,5 tỉ USD.


Giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ so với các ngoại tệ khác, chỉ số USD-Index giảm 0,13 điểm, còn 93,24 điểm, có lúc giảm về đến 92,9 điểm. USD tăng lại sau khi giảm xuống thấp khi Bộ Lao động Mỹ báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này tuần kết thúc ngày 8.8 ở mức 963.000 đơn, thấp hơn so với 1,19 triệu đơn của tuần trước đó, thấp hơn mức dự báo 1,12 triệu đơn. Đây là tuần có số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp dưới 1 triệu đơn kể từ tháng 3 đến nay.

Số ca nhiễm Covid-19 vẫn không dừng lại, lên đến hơn 21,07 triệu người, trong đó số tử vong lên 752.763 người. Riêng tại Mỹ, số người nhiễm lên 5,415 triệu người, trong đó có 170.416 người tử vong.
Tăng đột biến 180% kể từ tháng 3, Bitcoin bất ngờ trở thành "hầm trú ẩn" được nhà đầu tư yêu thích như vàng?

Tăng đột biến 180% kể từ tháng 3, Bitcoin bất ngờ trở thành "hầm trú ẩn" được nhà đầu tư yêu thích như vàng?

tháng 8 12, 2020

Will Rhind, CEO của GraniteShares, nhận định: "Đà tăng của Bitcoin cũng giống như ‘câu chuyện’ của vàng. Nhà đầu tư đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế cho cổ phiếu, trái phiếu và đồng USD."

Hiện tại, đồng tiền số bitcoin đang gia dịch trên 11.500 USD. Đây là mức cao nhất trong khoảng 1 năm trở lại đây. Từ đầu năm đến nay, Bitcoin đã tăng hơn 60% và tăng hơn 180% so với mức thấp nhất hồi giữa tháng 3 là khoảng 4.000 USD.

Vậy điều gì đã thúc đẩy đà tăng đột biến này? Các chuyên gia cho rằng phần lớn nguyên nhân là do đồng USD yếu đi. Đồng USD đã rớt giá trong những tháng gần đây khi nhiều dự đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ lãi suất gần mức 0 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. James Putra – trưởng bộ phận chiến lược sản phẩm TradeStation Crypto, nhận định: "Đó là một ‘chuyến bay’ tìm đến nơi an toàn." https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

Đương nhiên, an toàn là một cụm từ được nhắc đến nhiều ở thời điểm này. Nhà đầu tư có thể nghĩ rằng Bitcoin là một "rào chắn" hiệu quả trước tình trạng đồng USD yếu đi. Tuy nhiên, đồng tiền số này vẫn biến động mạnh. Do đó, sự biến động dữ dội có thể khiến một số nhà đầu tư lo sợ.

Giá thị trường và giá trị thực của Bitcoin.

Putra cho biết mối lo ngại về những vụ hack và vấn đề bảo mật của Bitcoin có thể khiến việc ứng dụng hàng loạt đối với tiền số sẽ là một đề xuất khó khăn đối với người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ví dụ, một vụ hack gần đây trên Twitter đã khiến tài khoản của Elon Musk, Bill Gates, Joe Biden, Kim Kardashian West và những người nổi tiếng khác xuất hiện những bài đăng lừa đảo về tiền điện tử.

Đó là lý do tại sao một số chuyên gia không cho rằng đồng Bitcoin sẽ tiếp tục tăng trở lại mức đỉnh hồi cuối năm 2017 là gần 20.000 USD. Đôi khi, một số nhà đầu tư tổ chức (các quỹ phòng hộ và công ty quản lý tài sản lớn) có thể đổ tiền vào Bitcoin để tận dụng lợi thế đà tăng phi mã kể từ tháng 3, theo Nick Cowan, CEO của GSX Group.

Cowan cho hay: "Có một nhóm nhà đầu tư yêu thích Bitcoin đã đẩy giá đồng tiền này lên cao hơn. Nhưng liệu ‘đồng tiền khôn’ có bị rút ra một lần nữa hay không". Ông lưu ý rằng những quỹ đầu tư lớn đã bán tháo Bitcoin cùng nhiều loại tài sản khác vào đầu năm nay, khi lo ngại về ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng xu hướng tăng giá là "rất thân thiện" đối với các nhà đầu tư Bitcoin.

Điều đó có nghĩa là đà tăng gần đây nhất của Bitcoin đã thực sự có động lực, đặc biệt là nhờ các động thái gần đây của Fed khiến nhiều ý kiến lo ngại rằng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng. Trên thực tế, mức giá chung đã tăng lên. Hôm 11/8, chính phủ Mỹ cho biết giá bán buôn trong tháng 7 đã tăng mạnh hơn so với dự kiến.

Theo đó, lạm phát gia tăng có thể khiến đồng USD suy yếu, đẩy lợi suất trái phiếu xuống thấp hơn và tạo ra "cú hích" khác cho Bitcoin. Cowan cho hay: "Các ngân hàng trung ương đã nhanh chóng ra tay để thúc đẩy nền kinh tế và một số đang kỳ vọng về đà hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch. Sự hồi phục này có thể sẽ khá nhanh."

Đà tăng của Bitcoin cũng được phản ánh tương tự như đà tăng của vàng – tuần trước khi nhận mức cao kỷ lục là hơn 2.000 USD/ounce. Will Rhind, CEO của GraniteShares, nhận định: "Đà tăng của Bitcoin cũng giống như ‘câu chuyện’ của vàng. Nhà đầu tư đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế cho cổ phiếu, trái phiếu và đồng USD."

Putra cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông cho biết nhiều nhà đầu tư lớn tuổi đang "gắn bó" với vàng để ứng phó với sự suy yếu của đồng USD, trong khi nhà đầu tư thế hệ Y lại tìm đến Bitcoin nhiều hơn. Ông nhận định: "Bitcoin đang có diễn biến rất tốt và thật tuyệt khi đặt cược vào con ngựa chạy nhanh nhất."-nhiều cơ hội hơn để khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu đồng

Rhind lại không chắc rằng Bitcoin sẽ trở nên phổ biến như vàng vì loại tài sản này không có sức hấp dẫn như kim loại quý vì biến động quá mạnh.

Tuy nhiên, Bitcoin hiện đang được sử dụng để chuyển đổi nhiều hơn, thậm chí trong cả các bộ phận tài chính của các doanh nghiệp Mỹ. Công ty phần mềm trí tuệ doanh nghiệp MicroStrategy hôm thứ Ba cho biết họ sẽ mua khoảng 250 triệu USD Bitcoin để nắm giữ trong bảng cân đối kế toán.

CEO của công ty cho biết: "Thương vụ đầu tư này phản ánh niềm tiên của chúng tôi rằng Bitcoin – loại tiền số phổ biến nhất thế giới, là tài sản lưu trữ có giá trị đang tin cậy và là kênh đầu tư hấp dẫn với tiềm năng tăng giá dài hạn hơn là giữ tiền mặt."

Ngoài ra, Mike McGlone của Bloomberg Intelligence đã xem xét về xu hướng giá của Bitcoin trong lần giảm 50% gần đây nhất để dự đoán mức tăng cho đồng tiền số này. Ông cho biết trong bản báo cáo đầu tháng rằng Bitcoin sẽ chạm ngưỡng 14.000 USD trong năm nay – mức cao nhất hồi năm ngoái. Tuy nhiên, ông cho rằng đà tăng vẫn có thể mạnh mẽ hơn nữa.

Hồi đầu tháng 6, ông cho biết: "Bitcoin sẽ đạt mức cao kỷ lục khoảng 20.000 USD trong năm nay nếu diễn biến theo xu hướng của năm 2016.
Kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp đang dần “bất khả thi”?

Kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp đang dần “bất khả thi”?

tháng 8 11, 2020

Kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn tại lượng lớn doanh nghiệp trong 5 tháng còn lại của năm 2020 dần trở nên "bất khả thi"?

Lượng lớn dồn vào cuối năm

Theo báo cáo từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 7 tháng đầu năm 2020, đơn vị này đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 06 doanh nghiệp. Trong đó có 01 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Công ty TNHHMTV Giống gia súc Hải Dương.

Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 177 doanh nghiệp đã duyệt cổ phần hóa, hiện chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt khoảng 28% kế hoạch đề ra.

Đồng nghĩa, số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 5 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp.

Đáng chú ý, so với công bố hồi tháng 4 , sau ba tháng, danh sách doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa tới hết năm 2020 mới giảm đi... 01 đơn vị.

Như vậy, với lượng lớn doanh nghiệp đang xếp hàng chờ cổ phần hóa, bối cảnh thị trường chứng khoán không nhiều thuận lợi khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19..., kế hoạch của năm 2020 đang dần trở nên "bất khả thi".

Thông tin thêm về tình hình thoái vốn , Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, trong 07 tháng, có 10 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 260 tỷ đồng, thu về 678 tỷ đồng. Trong 07 tháng đầu năm 2020, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 601 tỷ đồng, thu về 1.110 tỷ đồng.

Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 7/2020, thoái 25.630 tỷ đồng, thu về 172.861 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn nhà nước tại 102 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.964 tỷ đồng, thu về 9.643 tỷ đồng.https://dautusieuloinhuan29.com/nguon-goc-virus-corona-va-hinh-thuc-lay-nhiem/

Ở một diễn biến liên quan, theo Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 vừa được Chính phủ ban hành cuối tháng 6, có tới 120 doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.

Tại văn bản này, Thủ tướng đã phê duyệt danh mục thoái vốn, kèm theo các mốc "giới hạn chót" (trước 31/8, 30/11 và 31/12) yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện. Nếu vượt quá các cột mốc trên, các doanh nghiệp sẽ phải chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hoặc về với Danh mục doanh nghiệp xây dựng phương án sắp xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025.

Sẽ điều chỉnh cơ chế, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ?

Tại cuộc họp liên quan đến cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước vừa diễn ra hôm 10/8, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã nhấn mạnh việc sửa đổi các nghị định để tháo gỡ vướng mắc pháp lý, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn và cơ cấu lại DNNN.

Tại cuộc họp, Bộ Tài chính đã đề xuất một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất và phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp; vấn đề thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn; xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất trong giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn.Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị xác định giá trị văn hóa, lịch sử trong giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước . 

Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án tách riêng nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP) thành Nghị định riêng để trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)…Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục chủ trì, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và doanh nghiệp hữu quan để hoàn thiện dự thảo.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các nghị định sửa đổi trước ngày 15/8 để báo cáo, lấy ý kiến thành viên của Chính phủ.
Giới nhà giàu Hà Nội đang rót tiền vào đâu?

Giới nhà giàu Hà Nội đang rót tiền vào đâu?

tháng 8 10, 2020

Không chỉ ưa thích loại hình biệt thự nghỉ dưỡng biển, giới nhà giàu Thủ đô hiện đang có xu hướng “săn” loại bình BĐS nghỉ dưỡng sinh thái ở các vùng lân cận chừng khoảng dưới 1 tiếng chạy xe. Trong đó, Ba Vì, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…nơi có thiên nhiên trong lành, cảnh đẹp đang lọt vào tầm ngắm của nhiều đại gia.

Sở hữu ngôi nhà thứ hai (second home) luôn là sự lựa chọn của không ít người giàu có thay vì đầu tư vào các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay trái phiếu. Bởi bất động sản second home hiện nay được các nhà phát triển, vận hành quản lý đưa vào khai thác với nhiều mục đích tạo ra giá trị gia tăng cao cho tài sản này nên được khá nhiều đại gia lựa chọn.

Quỹ đầu tư Vietnam Capital Partners từng nhận định, xu hướng sử dụng bất động sản cao cấp của người giàu ngày càng tăng. Xu hướng này sẽ tăng dần theo sự phát triển của nền kinh tế và mức tăng trưởng GDP đầu người. Vì thế, trong tương lai việc đầu tư vào loại hình BĐS ngôi nhà thứ hai tại Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng. Công ty nghiên cứu thị trường Knight Fank cũng cho rằng nhu cầu sở hữu BĐS cao cấp ở Việt Nam sẽ luôn tăng nhờ nguồn cầu lớn từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của giới thượng lưu.

Trong những năm tới, GDP của Việt Nam có khả năng sẽ sánh ngang với mức của Malaysia, Singapore năm 2014, hoặc có thể đến 2025 tương đương với Thái Lan năm 2014. Quỹ này, cho biết người dân thu nhập càng cao thì nhu cầu về BĐS cao cấp của họ không chỉ dừng ở căn nhà để ở mà còn là căn nhà thứ hai để nghỉ dưỡng, kinh doanh.


Nếu như trước đây dòng tiền của giới nhà giàu thường hướng đến các BĐS ven biển thì nay họ bỏ tiền vào nhiều khu vực hơn, nhất là trong bối cảnh thị trường BĐS ở thời bất định do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì "khẩu vị" của nhà đầu tư cũng có phần thay đổi. Trong đó, nhiều người tìm đến những vùng lân cận vệ tinh Hà Nội để tìm kiếm những BĐS sinh thái vừa để nghỉ dưỡng lại vừa có thể là tài sản tích trữ cho tương lai hoặc có thể khai thác kinh doanh cho thuê nhờ xu hướng du lịch nội địa đang có sự thay đổi từ đi xa sang đi gần và ngắn ngày.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, cho rằng giới nhà giàu hiện đang chọn những nơi có không khí trong lành, cảnh quan đẹp gần Thủ đô mà có sông hồ, đồi núi…và đặc biệt là cách trung tâm dưới 1,5 tiếng lái xe ô tô.

Vì thế, gần đây dòng tiền của giới nhà giàu Thủ đô tìm đến khu vực Hòa Lạc, Ba Vì, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…là những nơi được lựa chọn để sở hữu BĐS ngôi nhà thứ hai. Hòa Bình với địa thế núi non, sông nước yên bình và cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia chạy theo Đại lộ Thăng Long rất nhanh chừng 45-90 phút là khu vực đang được ví như "sân sau" của giới nhà giàu Hà Nội.

Ngoài ra, siêu đô thị vệ tinh Hòa Lạc với quy mô hơn 17.200ha vừa được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch đến 2030 sẽ trở thành đô thị khoa học công nghệ và sinh thái nghỉ dưỡng. Vì thế, dư địa phát triển của vùng đất này còn rất lớn, sẽ thu hút hàng trăm nghìn chuyên gia và cán bộ trong – ngoài nước, kéo theo nhu cầu lưu trú dài hạn và nghỉ ngơi rất lớn.

Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, theo ông Tuyển phân tích Hòa Bình còn có nền văn hóa đa dạng, phần lớn dân số Hòa Bình là người Mường với nhiều nét đẹp văn hóa nổi bật. Đây là một lực lượng có thể làm dịch vụ rất tốt và có bản sắc rất riêng.

    

Về thế và thời của Hòa Bình, tỉnh có hai thế mạnh chính là thủy điện và lâm nghiệp nhưng hiện tại, cả hai thế mạnh này đều không phải là mũi nhọn của tỉnh. Hòa Bình rất khó phát triển mạnh về công nghiệp do địa hình, hạ tầng giao thông và khả năng liên kết vùng. Các lãnh đạo của Hòa Bình đang rất tập trung theo hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và nông nghiệp sạch. Đây được coi là một hướng đi đúng đắn và dài hạn.

"Ngoài ra, một yếu tố đáng chú ý khác đó là về giá BĐS thì Hòa Bình đang là khu vực có mặt bằng giá thấp nhất xung quanh một số tỉnh thành khác quanh Hà Nội bởi là tỉnh đi sau làn sóng phát triển bất động sản của các tỉnh. Điều này khiến cả các chủ đầu tư và các nhà đầu tư đều hứng thú vì chắc chắn đầu tư vào Hòa Bình sẽ có biên lợi nhuận cao." Ông Tuyển đánh giá.

Thực tế thì xu hướng mua BĐS nghỉ dưỡng cuối tuần của giới nhà giàu Thủ đô đã nở rộ ở Lowng Sơn, Kỳ Sơn (Hòa Bình) trong nhiều năm trước. Tuy nhiên trào lưu này cũng giống với những khu vực khác như Sóc Sơn hay Bà Vì ở Hà Nội với việc đầu tư manh mún, chủ yếu là do nhu cầu và sở thích cá nhân. Họ thường có nhu cầu mua các khu đất riêng lẻ và phát triển thành các nhà vườn, trang trại một cách tự phát nên thường hình thành những "xóm Hà Nội" ở những khu vực này.



Ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chủ tịch BHS: Những khu vực có thiên nhiên trong lành lân cận Tp.HCM đang là nơi hút được dòng tiền của giới nhà giàu Hà Nội.

Tuy vậy, làn sóng đầu tư vào BĐS ngôi nhà thứ hai hiện nay ở các khu vực vệ tinh Thủ đô đã có nhiều sự thay đổi. Thay vào đó là các dự án quy mô được phát triển và đầu tư bài bản hơi, có các đơn vị quản lý khách sạn nổi tiếng đảm nhận, có thể khai thác kinh doanh cho thuê như những "resort" 4-5 sao đắt tiền. Đây cũng là định hướng quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt trở thành những vùng, khu du lịch quốc gia sau này.

Đơn cử như khu vực lòng hồ Hòa Bình được phê duyệt quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia với mục tiêu đón 1,6 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 1.800 tỷ đồng vào năm 2030. Nay khu vực này đang thu hút khá nhiều dự án quy mô nghìn tỷ với khoảng hơn chục dự án du lịch với tổng vốn khoảng 3.300 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào khu vực này.

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang đầu tư 746 tỷ đồng để nâng cấp tỉnh lộ 435 dài hơn 21km từ xã Bình Thanh, huyện Cao Phong chạy dọc ven hồ Hòa Bình đến địa phận xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Trước động thái này, một số nhà đầu tư đã tự tin triển khai dự án du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao ven hồ Hòa Bình.https://nhatnamgroup.asia/

"Có thể nói, Hòa Bình đang có "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để có thể phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven đô. Trong bối cảnh dịch bệnh thế này, Hòa Bình còn đóng vai trò là "nơi rút lui" của người Hà Nội", ông Tuyển đánh giá.
Tình cờ phát hiện tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Chủ tịch Thái Hương cùng yêu thích một cuốn tiểu thuyết, người trẻ muốn thành công như họ đều nên đọc

Tình cờ phát hiện tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Chủ tịch Thái Hương cùng yêu thích một cuốn tiểu thuyết, người trẻ muốn thành công như họ đều nên đọc

tháng 8 02, 2020

Hai vị doanh nhân lớn này có cùng quan điểm sống "không thể sống một cuộc đời phí hoài được". Họ là những người thuộc thế hệ 5X, 6X và tiếp xúc nhiều với văn hóa Liên bang Nga.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ USD tại thời điểm đó.

Vị tỷ phú này được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD, 2,1 tỷ năm 2016. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Năm 2020, Phạm Nhật Vượng là một trong 4 doanh nhân được tạp chí Forbes bình chọn. Với tổng tài sản 5,6 tỷ USD tính đến tháng 4/2020, chủ tịch Vingroup đứng 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes, thấp hơn 47 bậc so với năm 2019 - công ty nhật nam.

Tuy vậy ông hiếm khi xuất hiện trên truyền thông hay trả lời phỏng vấn. Năm 2018, Chủ tịch Vingroup có những chia sẻ thú vị với báo Thanh niên về quan điểm kinh doanh cũng như cuộc sống. Khi được hỏi vì sao là tỷ phú đô la nhưng ông lại tính toán từ chuyện mua máy bay riêng hay tự thưởng quà cho mình, vị tỷ phú này trả lời:

Sao lại không tính toán? Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu. Giả sử mua máy bay thì tôi sẽ mua máy bay để cho thuê, lâu lâu đi một chuyến. Nó phải trở thành dịch vụ chứ mình không thể lãng phí mua rồi bỏ đó.

Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được.


Thật tình cờ, quan điểm không thể sống một cuộc đời phí hoài cũng từng được chủ tịch tập đoàn TH, Thái Hương chia sẻ tương tự trong ấn phẩm đặc biệt của Forbes nhân dịp kỷ niệm 100 năm phát hành.Trong ấn phẩm này có những chia sẻ từ những doanh nhân đang dẫn dắt các công ty năng động nhất trong nền kinh tế Việt Nam, từ ghi chép trực tiếp của các phóng viên cũng như từ diễn đàn Kinh doanh thường niên.

Bà Thái Hương chia sẻ:

Bài học lớn nhất… là sự tử tế. Bất kỳ làm việc gì có sự tử tế đặt lên hàng đầu thì mọi vấn đề đều tốt đẹp. Tôi quyết tâm làm người nội trợ tử tế.

Tôi được truyền cảm hứng từ cuốn Thép đã tôi thế đấy, trong đó nhân vật Pavel Korchagin đã nói: "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…"https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

Cũng không quá ngạc nhiên khi hai doanh nhân lớn này có cùng quan điểm sống. Họ là những doanh nhân thuộc thế hệ 5X, 6X và tiếp xúc nhiều với văn hóa Liên bang Nga.

Thép đã tôi thế đấy! là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky. Cuốn tiểu thuyết này đã một thời được coi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam.

Pavel Korchagin là nhân vật chính của tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho nhiều độc giả yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....

Ngày nay, khi đọc tác phẩm theo quan điểm rộng hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại còn là cuộc đấu tranh với bóc lột, đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với áp bức và bất công, với chiến tranh và xung đột... Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước.
Lần thứ ba Thủ tướng nhấn mạnh nới lỏng tài khóa và tiền tệ

Lần thứ ba Thủ tướng nhấn mạnh nới lỏng tài khóa và tiền tệ

tháng 8 02, 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sáng 2/8 - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Một lần nữa Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đến yêu cầu phải làm tốt hơn nữa chính sách tài khóa và tiền tệ.

Sáng 2/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng chủ trì cuộc họp về số liệu thống kê và tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020.

Tại cuộc họp này, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tăng trưởng ở mức có thể, với động lực giải ngân đầu tư công , làm tốt hơn nữa chính sách tài khóa và tiền tệ .


Trong đó, giải ngân đầu tư công được dẫn lại tại cuộc họp với tốc độ có cải thiện trong tháng 7 vừa qua, đạt tốc độ cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Nguồn vốn này, theo Thủ tướng, phải tiếp tục giải ngân thời gian tới, cũng như kết hợp chẽ chẽ thúc đẩy vốn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, kích cầu nền kinh tế.

Thủ tướng cho rằng, cần phải làm tốt hơn nữa chính sách tiền tệ, tài khóa, đó là tiếp tục nới lỏng có kiểm soát. Thúc đẩy mạnh mẽ chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp phát triển.

Đây là lần thứ ba trong các cuộc họp gần đây Thủ tướng Chính phủ đặt yêu cầu xem xét lại chính sách tài khóa và tiền tệ, theo hướng nới lỏng có kiểm soát.

Trước đó, người đứng đầu Chính phủ đặt vấn đề xem lại việc duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ như hiện nay có đúng hay không, khi mà nhiều nước bơm tiền, tăng thâm hụt ngân sách để kích thích tăng trưởng.https://nhatnamgroup.asia/

Và tại cuộc họp nhìn lại tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, Thủ tướng nhận định dư địa chính sách tài chính, tiền tệ còn lớn cho kích cầu; cần tiếp tục xem xét hạ lãi suất, giảm thuế phí.

Cũng tại cuộc họp sáng 2/8, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngồi lại với nhau, rà soát kỹ, thống nhất số liệu. Về số liệu tiền tệ tín dụng và ngân sách Nhà nước, hiện số liệu được ước từ ngày 15-20 hằng tháng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo bổ sung, cập nhật số liệu.

Tại cuộc họp trên, cũng như trong báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm, nhiều dữ liệu được công bố và ước tính chi tiết, tuy nhiên con số tăng trưởng tín dụng vẫn không được đề cập đến.

Về chính sách tiền tệ, sau đợt cắt giảm các lãi suất điều hành từ tháng 5/2020 đến nay, chính sách điều hành được giữ ổn định. Tuy nhiên, có hai chính sách lớn đã được Ngân hàng Nhà nước định hướng thay đổi.

Đó là cơ chế cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ sớm điều chỉnh, theo hướng mở rộng đối tượng và thời gian hỗ trợ cơ cấu. - công ty bđs nhẩ

Thứ hai là Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ giãn lộ trình thực hiện siết lại tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trong dài hạn, với hai phương án nới 6 tháng hoặc 1 năm thay vì tiếp tục siết từ tháng 10 tới theo quy định hiện hành.